Các bậc cha mẹ có con nhỏ cần hết sức lưu ý tới việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa, thay đổi thời tiết dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, v.v. Dưới đây là những cách thức đơn giản giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật.
Nội dung chính:
Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tốt. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ được tăng cường các chất miễn dịch giúp trẻ tránh được nhiều bệnh như: dị ứng, viêm phổi, nhiễm trùng tai, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, v.v.
Uống nhiều nước
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ nên bắt đầu bổ sung cho trẻ uống thêm nước. Uống nước thường xuyên giúp cho đường ruột được vệ sinh sạch sẽ, rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Ăn sữa chua
Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Các vi khuẩn này giúp chống lại các bệnh như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi. Trẻ được ăn sữa chua ít mắc các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, nhiễm trùng tai hơn so với trẻ không được ăn sữa chua.
Ăn đủ dinh dưỡng
Các bữa ăn của trẻ cần đảm bảo chứa đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để tăng cường sức đề kháng bao gồm chất béo – chất bột – chất đạm – rau củ và trái cây. Trẻ nên ăn tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, sắt, iốt, kẽm như thịt, trứng, rau, trái cây, giúp trẻ có được khả năng chống lại bệnh tật.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Sai lầm phổ biến của nhiều cha mẹ khi chăm con nhỏ là tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi thấy bé mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khiến trẻ mất đi khả năng miễn dịch với các virus gây bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cha mẹ nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống, chăm sóc con khoa học để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Tiêm chủng phòng bệnh
Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch tại các cơ sở y tế địa phương để phòng chống các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan, viêm não, lao, sởi, …
Giữ vệ sinh
Cha mẹ hướng dẫn con duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Thói quen rửa tay và miệng trước và sau khi ăn, sau khi chơi hay đi vệ sinh,… sẽ giúp trẻ tránh được việc đưa vi khuẩn có hại vào cơ thể. Thay bàn chải đánh răng sau khi bé khỏi bệnh sẽ giúp trẻ tránh được việc lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác.
Tập thể dục hàng ngày
Hoạt động thể dục diễn ra hàng ngày giúp trẻ có được cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường. Cha mẹ nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối cho các thành viên trong gia đình cùng tham gia.
Ngoài các biện pháp nêu trên để tăng cường sức đề kháng, cha mẹ cũng cần duy trì các thói quen sinh hoạt như: cho trẻ ngủ đủ giấc, tích cực vận động, vuốt ve trẻ, cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài, … sẽ giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt và phát triển một cách toàn diện về thể lực, tâm hồn lẫn trí tuệ.
Anna (tổng hợp)
Discussion about this post