Nội dung bài viết:
Phát triển não bộ
- làm tăng đáng kể sự quan tâm, thích thú về ngôn ngữ
- bày tỏ sự thất vọng nếu không hiểu
- sử dụng ngữ pháp của trẻ em
- sử dụng 3 tới 5 cụm từ vào cuối năm trẻ 2 tuổi
- thích xem sách
- hiểu nhiều từ hơn là nói
- nói được tên của các đồ chơi
- ậm ừ hay cố gắng hát
- đang trong giai đoạn “muốn tự mình làm”
- không thể lý giải được trong thời gian dài
- không có lựa chọn thay thế
- thể hiện sự quan tâm tới cách ăn mặc, chải tóc và răng miệng
- không thể ngồi yên một chỗ hay chơi đồ chơi lâu
- thích những câu chuyện đơn giản, những giai điệu, bài hát
- chỉ vào mắt, tai, mũi khi được yêu cầu
- nhắc lại các từ
- tỏ ra thích thú trong việc học cách sử dụng những vật dụng bình thường
Bên trong Bộ não
- Sự tăng trưởng không ngừng của các sợi nhánh (các nhánh nơ ron truyền tải các thông điệp), myelin (tạo vỏ bọc xung quanh sợi thần kinh não cho phép giao tiếp tốt hơn), sự hình thành các khớp thần kinh (khoảng không gian mà các thông tin của bộ não được truyền dẫn)
- Phát sinh ngôn ngữ vào cuối năm nay
- Bộ nhớ phân đoạn xuất hiện
- Thể chai (một phần của não) (cầu nối của mô thần kinh trong não) nối liền 2 bên thùy trán, phát triển tư duy, các kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc
- Trong độ tuổi từ 2 tới 3, việc lược bỏ các khớp thần kinh diễn ra – các con đường thần kinh được giữ nguyên, những con đường khác bắt đầu xuất hiện
Phát triển cảm xúc
- cảm thấy khó chịu và dễ dàng mất kiên nhẫn
- bày tỏ sự giận dỗi bằng cách khóc hay thu hút sự chú ý
- dễ dàng thất vọng
- muốn làm theo cách riêng
- tỏ ý muốn có sự quan tâm, chú ý của người chăm sóc; thể hiện sự ghen tị, tị nạnh
- cần nhiều thời gian để thay đổi các hoạt động
- có thể thể hiện thái độ hung hăng, hiếu chiến và có ý định làm tổn thương người khác
- có thể khẳng định bản thân bằng cách nói “không”
- trở lại hành vi ứng xử trẻ con
- giận dỗi khi phải thay đổi thói quen hàng ngày
- khăng khăng làm một số công việc mà không cần giúp đỡ
- thể hiện những thay đổi tâm trạng rõ nét
- sợ hãi và những cơn ác mộng
- có thể “ăn vạ” thường xuyên, đó là kết quả của sự bất lực (không thể làm được 1 cái gì đó chẳng hạn)
Phát triển xã hội (phát triển bên ngoài)
- thích tự chơi một mình
- bắt chước những gì thực tế chúng nhìn thấy
- thích bắt chước cha mẹ
- có óc hài hước; khả năng cười
- quan tâm tới anh chị em
- có một người bạn cùng chơi trong tưởng tượng
- thể hiện sự nhút nhát với người lạ
- thể hiện sự trìu mến với những cái ôm và nụ hôn
- không chia sẻ
- tuyên bố mọi thứ là “của tôi”
- có thể đẩy, đánh, cắn những đứa trẻ khác
- thích được tin tưởng
- thích chiếm hữu – đưa đồ chơi cho trẻ em khác nhưng sau đó đòi lại
- có thể đòi hỏi rất nhiều và dai dẳng
- phá hủy tất cả những đồ vật xung quanh khi giận dỗi và tức giận
Phát triển thể chất
- cân nặng: 9 tới 17 kg (tương đương 22 đến 38 pound)
- chiều cao: 81 tới 101 cm (tương đương 32 tới 40 inch)
- đi lên và xuống cầu thang một mình nhưng giữ lấy lan can
- tự ăn với thìa
- xây dựng tòa tháp 3 tới 5 khối
- có gần như đầy đủ các răng
- di chuyển liên tục
- chạy và trèo
- bắt đầu nhón chân
- có thể đi bộ ngược
- mở tủ và ngăn kéo
- tiến triển từ viết nguệch ngoạc tới những hành động có kiểm soát hơn
- phát triển khả năng tự lập trong vấn đề đi vệ sinh (vẫn cần sự giúp đỡ)
- có thể có một số khó khăn trước khi đi ngủ
- thử nghiệm bằng cách chạm, ngửi, nếm
- có thể cúi xuống nhặt một món đồ mà không bị ngã
- thích đẩy, kéo, làm đổ
- có thể lật các trang của một cuốn sách
- viết nguệch ngoạc bằng bút chì màu hay đánh dấu
- nhiều trẻ em (không phải tất cả) sẽ học cách sử dụng toa lét
- đi bộ mà không cần sự giúp đỡ
- quăng hoặc lăn một quả bóng lớn
- cúi xuống hay ngồi xổm
- mở tủ, ngăn kéo
Bởi vì mỗi đứa trẻ đều có nét độc đáo và có những biểu hiện “bình thường” ở mỗi độ tuổi phát triển nên cha mẹ cần nhớ rằng, những danh sách đó là những hướng dẫn. Nếu bạn lo lắng về quá trình phát triển của con, hãy tìm gặp bác sĩ.
Theo tvoparents
Discussion about this post