Nội dung bài viết:
Phát triển não bộ
- có thể nói câu hoàn chỉnh
- phát triển nhiều hơn về khái niệm bản thân
- nói khoảng 1000 từ
- có thể hiểu được 75 tới 80% lời nói; nói được 3 tới 5 từ hoàn chỉnh
- đôi khi nói vấp vài từ
- hỏi nhiều câu hỏi
- bắt đầu sử dụng đại từ trong lời nói
- nắm bắt một số quy tắc ngữ pháp
- tìm hiểu về số tuổi của mình và học số lượng các ngón tay
- hiểu, “bây giờ”, “sớm” và “sau”
- hỏi “ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao”
- thích học những giai điệu, bài hát ngắn
- lắng nghe chăm chú những câu chuyện ngắn
- có thể nối hay xác định màu cụ thể
- có thể đếm 2 tới 3 đồ vật
- thích những trò chơi giàu trí tưởng tượng và bắt chước
- có thể giả định một số nhiệm vụ đơn giản
- đặt đồ chơi ra xa với sự giúp đỡ của người lớn
- không thể tập trung lâu
- có thể lựa chọn giữa nhiều lựa chọn thay thế
Bên trong bộ não
- sự tăng trưởng liên tục của các sợi nhánh (các nhánh nơ ron truyền tải thông điệp), myelin (tạo vỏ bọc xung quanh sợi thần kinh não cho phép giao tiếp tốt hơn), sự hình thành của các khớp thần kinh (các khoảng không gian mà thông tin của bộ não được truyền dẫn)
- phát sinh ngôn ngữ
- bộ nhớ phân đoạn xuất hiện
- thể chai (cầu nối của mô thần kinh) nối liền 2 bên thùy trán, phát triển tư duy, các kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc
Phát triển cảm xúc
- vẫn nghĩ rằng, mọi người nhìn thế giới theo quan điểm của mình
- thoải mái và linh hoạt hơn
- học cách kiểm soát sự giận dỗi và thất vọng, nhưng có thể rên rỉ hay phản đối ầm ĩ khi điều gì đó xảy ra và trẻ không thích
- lo lắng khi bị tách ra khỏi mẹ; ôm chặt mẹ khi xuất hiện trong các tình huống lạ hay khi gặp người khác
- chấp nhận những lời đề nghị và những chỉ dẫn đơn giản
- đôi khi, bày tỏ sự lựa chọn, ưu tiên cho cha hoặc mẹ
- vẫn khóc và đập, đánh
- thay đổi hành vi nhanh chóng giữa sự nhút nhát và phấn khởi
- thích tạo tiếng cười cho người khác và trở nên ngốc ngếch
- dành nhiều thời gian để quan sát
- sợ hãi với những đồ vật hay hoạt động lạ
- bắt đầu chơi cùng với những đứa trẻ khác thường xuyên hơn; có thể có 1 người bạn đặc biệt
- thích chơi với trẻ em khác trong thời gian ngắn, nhưng vẫn không hợp tác và chia sẻ
- bắt đầu nói về ước mơ
- thích các bí mật và bất ngờ
Phát triển xã hội
- tranh cãi với những đứa trẻ khác
- thích chơi với một người bạn và trong các nhóm nhỏ
- học cách chia sẻ và thay phiên nhau
- thích thú với các hoạt động gia đình
- ngưỡng mộ cha mẹ
- tìm kiếm sự đồng ý từ người lớn
- thử thách với các giới hạn
- thường thích chơi 1 mình
- có thể có một bạn cùng chơi tưởng tượng
Phát triển thể chất
- cân nặng: 11 tới 20 kg (25 tới 44 pound)
- chiều cao: 86 đến 109 cm (34 tới 43 inch)
- phát triển chiều cao, gầy hơn, ngoại hình phát triển hơn
- không ngủ trưa, nhưng cần thời gian “yên tĩnh” trong ngày
- có thể nhảy, phi nước đại, nhón chân, chạy
- có thể đi lùi với đoạn đường dài
- có thể nhảy lò cò
- có thể vấp ngã thường xuyên
- có thể đi xe đạp 3 bánh
- ngủ 10 tới 12 tiếng mỗi đêm
- có thể sử dụng 2 tay để đổ sữa từ bình
- không tự mặc quần áo
- xếp 5 tới 7 khối
- ghép được câu đố 6 mảnh
- vẽ một vòng tròn và hình vuông
- xỏ giầy nhưng không cài dây được
- sử dụng bút chì màu bớt nguệch ngoạc hơn
- đôi khi cần sự giúp đỡ khi đi vệ sinh
- tự ăn, đôi khi làm đổ, vỡ
- cố gắng để bắt quả bóng lớn
- đá quả bóng về phía trước
- thích dán, vẽ và tạo ra đồ dùng
- hầu hết răng sữa đã nhú
Bởi vì mỗi đứa trẻ đều có nét độc đáo và có những biểu hiện “bình thường” ở mỗi độ tuổi phát triển nên cha mẹ cần nhớ rằng, những danh sách đó là những hướng dẫn. Nếu bạn lo lắng về quá trình phát triển của con, hãy tìm gặp bác sĩ.
Theo tvoparents
Discussion about this post