Ludwig van Beethoven (1770 – 1827) là một nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Beethoven được người đời mệnh danh là “Thần sấm bất tử của cảm xúc và sức mạnh”. Ông là một hiện tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời giữa thời kỳ âm nhạc cổ điển chuyển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Chính vì vậy mà Beethoven được xem là “người dọn đường” cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.
Về Beethoven
Beethoven được người đời mệnh danh “Thần sấm bất tử của cảm xúc và sức mạnh” được sinh ra tại Bonn, nước Đức, trong một gia đình nhạc sĩ. Người thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven chính là cha ông, ngài Johann van Beethoven – một nhạc sĩ ở Bonn. Cha của Beethoven vô cùng ngưỡng mộ Mozart và mong muốn con mình sớm trở thành một thiên tài như vậy. Vậy là, hàng ngày Beethoven phải luyện tập không ngừng với đàn violon, piano, oóc gan,… Điều này khiến ông phải nghỉ học để luyện tập đàn.
Cuộc sống của Beethoven gặp rất nhiều khó khăn bởi cha ông là một người nghiện rượu, mẹ lại hay ốm đau, ông chỉ còn 2 anh chị em trong số 6 người. Thật không may mắn, vào khoảng 5 tuổi, Beethoven mắc chứng bệnh viêm tai giữa và kể từ đó, ông dần mất đi khả năng thính giác của mình.
Năm 11 tuổi, thần sấm bất tử đã có khả năng biểu diễn piano một cách điêu luyện tại Hà Lan. Và năm 14 tuổi, ông giành được vị trí nghệ sĩ chơi đàn đại phong cầm chính thức trong dàn nhạc hoàng gia.
Sau hơn 10 năm cố gắng, bền bỉ rèn luyện, năm 22 tuổi, Beethoven đã được Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Và cũng từ đó, nhờ khả năng của mình, Beethoven nhận được sự đỡ đầu của các thế lực bậc nhất Wien.
Trong cuộc đời mình, Beethoven đã phải chịu đựng nhiều đau đớn về thể xác, bệnh điếc. Điều này khiến ông gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên, với ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, người nghệ sĩ với đôi tai không lành lặn vẫn cho ra đời các tác phẩm có giá trị tuyệt vời.
Các tác phẩm của Ludwig van Beethoven – Thần sấm bất tử
Các tác phẩm của thần sấm Beethoven chứa đựng giá trị chuyên môn cao và mang nét đẹp nghệ thuật lớn.
Trong số những kiệt tác của ông không thể không kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca),Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê); các tác phẩm cho đàn piano như Für Elise và các bản sonata Bi tráng, Ánh trăng, các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân; các piano concerto số 2, số 3 và số 5 Emperor; violin concerto D major; các khúc mở màn Overture Coriolan; và vở opera duy nhất Fidelio.
Beethoven được cả thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng đến rất nhiều những người nghệ sĩ khác sau đó. Ở Beethoven, chúng ta không chỉ nhìn thấy vẻ đẹp trong tài năng sáng tạo nghệ thuật mà còn là ý chí, là tinh thần vươn lên không ngừng trong cuộc sống để chinh phục nghệ thuật và làm đẹp cho cuộc đời.
Ban biên tập VinaQueens
Discussion about this post