Các kỹ năng và thái độ rất cần thiết để giúp trẻ trở nên “giàu có”, “thành công” hơn . Nếu đó là những giá trị bạn mong muốn con có được, bạn hãy bắt đầu phát triển cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bạn muốn con trở thành thiên tài như Bill Gates, Warren Buffett hay Tiger Woods, hoặc nếu bạn chỉ muốn khích lệ con phát triển các thói quen và kỹ năng giúp con thành công hơn trong cuộc sống sau này, giúp con không chỉ có khả năng kiếm tiền mà còn có trách nhiệm với đồng tiền, bạn hãy bắt đầu ngay từ khi con còn nhỏ.
Các bước giúp con “thành công” hơn
Nội dung chính:
7. Khuyến khích con thể hiện tốt nhất trong những gì con làm
Ban đầu, bạn có thể khuyến khích con có được điểm cao, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình đạt được. Sau đó, hãy giúp con hiểu rằng, cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với những gì đã làm mới thực sự là điều quan trọng, chứ không chỉ là điểm số cao. Điều này sẽ phát triển thái độ của con với cách nhìn nhận về vấn đề thành công. Thành công quan trọng là năng lượng con bỏ ra khi làm việc, quá trình, diễn biến của sự việc, chứ không nhất thiết phải là ấn tượng của người khác về nỗ lực của con.

Nếu con bị điểm kém, bạn nên ngồi xuống cạnh con, hỏi lý do vì sao con không làm tốt hơn. Hãy luôn sẵn sàng giúp con giải quyết vấn đề trong học tập, để giúp con cảm nhận được giá trị của gia đình trong việc hỗ trợ cho việc học có hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm kiếm lời khuyên từ giáo viên, cố vấn học sinh. Nếu cảm thấy cần có gia sư, bạn hãy làm điều đó.
8. Không nhấn mạnh quá nhiều vào sự tích lũy tiền
Hầu hết các bậc cha mẹ đều nói rằng “Tiền không phải là lá”. Điều quan trọng với cha mẹ chính là giúp trẻ hiểu rằng, kiếm tiền đòi hỏi sự chủ động và chăm chỉ mới giúp con “thành công”. Tiền chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận khi bạn từ chối trẻ yêu cầu gì đó. Điều này có thể gây căng thẳng, mệt mỏi cho trẻ khi nghĩ rằng “tiền là nguồn gốc” của những điều đó, chứ tiền không phải là phương tiện để đạt được thành công.
9. Dạy trẻ cách lập ngân quỹ, cách để kiếm và quản lý tiền
Nếu bạn cho trẻ 1 khoản phụ cấp, hãy giúp con xây dựng một ngân quỹ bao gồm các mục tiêu ngắn và dài hạn, trong đó là kế hoạch tiết kiệm, dù ít hay nhiều. Bạn cũng có thể dạy con về đầu tư, lãi suất kép. Nếu con chi tiêu quá nhanh, bạn hãy xem xét thật kỹ càng. Hãy để con được trải nghiệm những hậu quả trong hành động của chúng. Nếu con muốn có được một cái gì đó mà chúng có thể tiết kiệm và mua bằng tiền thu nhập hay phụ cấp của chúng thì bạn hãy dạy con cách dành dụm mỗi tuần.

10. Đừng khăng khăng bắt trẻ làm việc để hối thúc trẻ thành công nhanh
Trẻ em cần phát triển và học tập chứ không phải là kiếm sống. Trẻ có thể làm việc sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục. Cắt cỏ, dọn dẹp phòng hay các khu vực quanh nhà, giúp nấu ăn là những công việc nhằm hỗ trợ bố mẹ. Bạn không nên trả tiền khi con giúp bạn làm những điều này. Hãy nhớ rằng, “làm việc” không phải là trách nhiệm của trẻ nhỏ. Những người thành công trong cuộc sống tài chính bởi vì họ thích làm những gì họ đang làm.
Nếu con quyết tâm muốn làm một công việc trong hè hơn là tham gia học một cái gì đó, bởi vì chúng xây dựng mục tiêu kiếm được tiền, điều này không có gì là sai cả. Nhưng bạn nên giúp con định hình các nguyên tắc công việc (đạo đức làm việc) và đánh giá cao sự cân bằng cuộc sống và công việc (thư giãn, vui chơi sau khi làm việc) để giúp con thành công trong việc quyết định của bản thân.
11. Khuyến khích con suy nghĩ về tương lai bằng việc chia sẻ các kế hoạch tài chính của bạn với con
Hãy thảo luận về tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu từ lúc nhỏ, nhưng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi linh hoạt trên con đường đi tới mục tiêu. Hình thành khả năng phục hồi, tính kiên cường và linh hoạt là các kỹ năng cuộc sống cần thiết để đánh giá và học hỏi từ khi con còn nhỏ.
Ngay từ khi học tiểu học, bạn nên khuyến khích trẻ suy nghĩ về những gì con muốn làm khi chúng lớn lên. Bạn nên nhấn mạnh rằng, con hoàn toàn có thể thay đổi tư duy, suy nghĩ khi cần thiết, nhưng con vẫn phải đưa ra các sự lựa chọn, viết ra kế hoạch về cách thực hiện. Khi suy nghĩ về một kế hoạch với thời hạn, mục tiêu, con sẽ phát triển được khả năng liệt kê những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu và cách gây quỹ để phát triển và thực hiện được ước mơ.
Hãy giúp con đưa ra các mục tiêu tài chính có thể đạt được, chứ không phải là những hạn chế không cần thiết. Với sự chăm chỉ và lòng kiên trì, chúng ta có thể làm nên những điều kỳ diệu. Trẻ cần hiểu rằng, vươn tới sự giàu có là một quá trình lâu dài của mọi người. Nhưng chúng có thể làm được nếu chúng sẵn sàng xây dựng mục tiêu và cố gắng theo đuổi. Kiên nhẫn là một phẩm chất tốt.
12. Khởi sự công việc kinh doanh là cách giúp trẻ trở nên giàu có
Bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn con bắt tay vào một công việc kinh doanh nhỏ, như bán sách, truyện, đồ dùng học tập, đồ chơi,… Hãy khuyến khích con dành một ít thời gian để làm điều đó và đầu tư thời gian còn lại bằng cách mở rộng công việc đang diễn ra hay bắt đầu kinh doanh thứ mới.

13. Nếu con có khả năng về một cái gì đó từ khi còn nhỏ (chơi bóng đá, bóng chày, thiết bị điện tử), hãy hỏi con về cách giúp con “thành công” làm tốt điều đó.
Bạn không nên yêu cầu sự hoàn hảo ở con. Tất cả mọi đứa trẻ đều cần có thời gian để phát triển. Ví dụ, điểm A rất tuyệt vời, nhưng điểm B cũng là ổn. Bạn chỉ cần động viên con cố gắng lần sau.
Ngoài ra, nếu con muốn dừng tham gia một hoạt động, sở thích nào đó, bạn hãy hỏi con rằng, liệu con có muốn dừng thật sự hay không và chỉ ra những tác hại nếu dừng lại, nói với con rằng, điều con cần từ bỏ chính là thái độ từ bỏ giữa chừng.
Theo Wikihow
Discussion about this post