Làm cha mẹ gương mẫu có thể là một trong những trải nghiệm và phần thưởng lý tưởng nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng, làm được điều này cũng không hề dễ dàng. Để trở thành các bậc cha mẹ gương mẫu, chúng ta cần giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bạn dành cho chúng, dạy con phân biệt điều đúng, sai.
Vào cuối ngày, điều quan trọng nhất chính là tạo ra môi trường nuôi dưỡng mà ở đó, con có thể cảm nhận được rằng, con hoàn toàn có thể trở thành người tự tin, tự lập và chu đáo. Nếu bạn muốn trở thành cha mẹ tốt, hãy suy nghĩ về những bài học dưới đây. Giúp con định hình tính cách
10 cách để trở thành cha mẹ gương mẫu:
1. Dạy con cách tự lập
Bạn hãy dạy con cách tạo ra sự khác biệt, không chạy theo số đông, dạy con những điều đúng, sai từ khi còn nhỏ. Con sẽ có thể đưa ra quyết định của mình thay vì nghe theo những người khác. Hãy nhớ rằng, con không phải là phần mở rộng của bạn. Nó là một cá nhân được bạn chăm sóc, con không phải sống lại theo cuộc đời của bạn.
– Khi con đủ lớn để tự đưa ra những quyết định, bạn nên khuyến khích chúng tham gia các hoạt động ngoại khóa mà chúng muốn, hoặc tìm tới những bạn bè cùng chơi. Trừ khi bạn nghĩ rằng đó là hoạt động nguy hiểm, bạn cùng chơi không là người tốt, bạn nên để con tự tìm ra điều đó.
– Con có thể có khuynh hướng đối lập, ví dụ: hướng nội khi bạn là người hướng ngoại. Vì vậy, con có thể không phù hợp với mô hình, phong cách bạn chọn và sẽ tự đưa ra những lựa chọn thay thế.
– Con cần hiểu được về những hậu quả trong hành động của mình. Có như vậy, con mới có khả năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt.
– Hãy để con tự học cách làm một số việc. Một cốc nước có thể giúp con ngủ ngon hơn, nhưng bạn không nên làm điều đó thường xuyên. Hãy để con tự lập.
2. Hãy trở thành tấm gương tốt cho con
Nếu muốn con được đối xử tốt, bạn nên giúp con xây dựng tính cách, hành vi ứng xử mà bạn mong muốn con có được và tiếp tục áp dụng các quy định mà bạn đã xây dựng. Trẻ có khuynh hướng trở thành những gì mà chúng nhìn thấy và nghe được. Bạn không cần là một người hoàn hảo, nhưng bạn cần cố gắng để làm những gì bạn mong muốn cho con. Vì vậy, bạn cần sống trung thực, có đạo đức nếu bạn muốn con đối xử lịch sự với người khác.
– Bạn có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng, bạn biết xin lỗi. Điều này sẽ tốt hơn là việc lờ đi mọi chuyện khi bạn mắc lỗi.
– Bạn muốn dạy con về làm từ thiện? Hãy cùng con tham gia nấu ăn cho những người vô gia cư,… Hãy giải thích cho con về hành động này để con hiểu lý do chúng nên làm điều đó.
– Dạy con công việc bằng cách xây dựng thời gian biểu và để con giúp bạn. Trẻ học cách giúp đỡ bạn từ nhỏ, chúng sẽ sẵn sàng giúp bạn sau này.
– Nếu bạn muốn con mình học cách sẻ chia, hãy đưa ra những ví dụ tốt và chia sẻ mọi thứ của bạn với con.
3. Tôn trọng quyền riêng tư của con
Khi bạn muốn con tôn trọng mình, bạn cần tôn trọng quyền riêng tư của con. Chẳng hạn, nếu bạn dạy con rằng, con không được tự ý vào phòng bố mẹ, bạn cũng làm điều đó với chính mình. Hãy dạy con cách tôn trọng người khác, ngay cả khi con bước vào phòng cha mẹ nhưng không được đọc lén lút nhật ký hay lục lọi ngăn kéo,… Điều này dạy trẻ cách tôn trọng không gian của chúng đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
– Nếu con bắt gặp bạn đang lén lút, rình mò những đồ đạc hay cái gì của chúng, cha mẹ sẽ mất nhiều thời gian để lấy lại niềm tin tưởng nơi con.
4. Khuyến khích con duy trì lối sống lành mạnh
Con cần ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Con cần luyện tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ mỗi tối. Bạn nên khuyến khích con duy trì hành vi tích cực chứ không phải là nói lại nhiều lần, ép buộc trẻ phải thực hiện theo một cách duy nhất. Hãy là người cố vấn, không phải là người độc đoán. Hãy để cho con đưa ra những kết luận riêng trong khi giúp con thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc sống khỏe mạnh.
– Cách để cha mẹ giúp trẻ tập luyện tốt nhất đó chính là hướng con chơi một môn thể thao. Con sẽ tìm ra niềm đam mê có lợi cho sức khỏe từ môn thể thao yêu thích này.
– Nếu bạn chỉ mải mê giải thích cho con về những gì không lành mạnh hay không nên làm, trẻ có thể mắc sai lầm và có cảm giác rằng bạn đang lên án chúng. Một khi điều này xảy ra, trẻ không còn muốn ăn uống cùng bạn nữa, chúng có thể trốn và giấu giếm đồ ăn vặt.
– Bạn nên giúp trẻ duy trì chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ lúc nhỏ. Lấy kẹo làm phần thưởng vô tình đã trở thành thói quen xấu, điều này sẽ gây ra béo phì nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như thế. Khi còn nhỏ, hãy rèn luyện cho trẻ thói quen ăn những đồ ăn nhẹ lành mạnh. Thay vì khoai tây chiên, bạn có thể cho trẻ ăn các loại trái cây như nho, …
– Những thói quen ăn uống mà trẻ học được từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng tới những giai đoạn sau này của trẻ.
5. Nhấn mạnh tính chừng mực khi tiếp xúc với rượu, bia
Để trở thành các bậc cha mẹ gương mẫu có thể bắt đầu nói cho con về điều này từ lúc nhỏ, giải thích cho con hiểu khi nào thì được phép uống bia rượu với bạn bè. Bạn cần nói về tầm quan trọng của những người được phép lái xe. Nếu không nói về những vấn đề này sớm thì con có thể lén lút thử nghiệm những trò nguy hiểm mà bạn không kiểm soát được.
– Khi con bạn cũng như bạn bè của chúng bắt đầu sử dụng rượu bia, bạn khuyên con nên nói điều đó với mình. Bạn không muốn con sợ hãi trước phản ứng của mình và cuối cùng xảy ra hậu quả đáng tiếc, giống như lái xe trong khi say rượu.
6. Hãy để con trải nghiệm với cuộc sống
Đôi khi, cha mẹ nên để con tự đưa ra quyết định; chúng cần học cách chịu trách nhiệm cho những gì chúng đã lựa chọn. Sau đó, trẻ sẽ học cách tự suy nghĩ về bản thân mình. Khi chúng bắt tay vào, bạn có thể giúp đỡ chúng để giảm thiểu những kết quả tiêu cực và tạo ra những kết quả tốt.
– Bạn cần giúp con hiểu rằng, những hành động của con đều mang lại các kết quả, tốt hay xấu. Khi đó, trẻ sẽ học được cách đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Điều này rất quan trọng cho cuộc sống tự lập và trưởng thành của trẻ sau này.
7. Trẻ có quyền mắc sai lầm
Cuộc sống là người thầy tuyệt vời. Đừng giúp đỡ, hỗ trợ con ngay khi con rơi vào những hậu quả do chúng gây ra khi hậu quả đó không quá nghiêm trọng. Chẳng hạn, chúng có thể bị vết cắt ở tay do nghịch dao, nhưng đó cũng là cách giúp con tránh xa những vật nhọn. Hãy hiểu rằng, cha mẹ không thể sống bên con mãi mãi. Chúng cần học hỏi từ thực tiễn cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù, đứng lại và nhìn con mắc sai lầm là một điều khó khăn với cha mẹ, nhưng điều đó có lợi cho cả cha mẹ và con cái trong cuộc sống sau này.
– Bạn không nhất thiết phải nói rằng “Mẹ đã nói với con như vậy” khi con học được một bài học cuộc sống. Thay vào đó, hãy để con tự rút ra những kết luận về những gì đã xảy ra.
8. Cha mẹ hãy từ bỏ thói quen xấu của bản thân
Cờ bạc, rượu bia, thuốc lá, thuốc phiện,… có thể gây nguy hiểm tới nguồn tài chính dành cho con. Ví dụ, hút thuốc ẩn chứa các mối nguy hại về sức khỏe, ảnh hưởng tới con cái. Khói thuốc có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Nó cũng ảnh hưởng tới người cha, người mẹ, gây ra cái chết sớm. Rượu bia, ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của con cái.
– Tất nhiên, nếu bạn thưởng thức một ít rượu vang hay bia thì điều này có lợi cho sức khỏe, miễn là bạn sử dụng với lượng vừa đủ, sử dụng có ý thức, trách nhiệm với bản thân, con cái.
9. Không đặt kỳ vọng quá cao ở con
Bạn cần hiểu rằng, có sự khác biệt giữa mong muốn con cái trưởng thành, sống có trách nhiệm với việc buộc con phải trở thành một con người hoàn hảo hay sống theo lý tưởng về sự hoàn hảo của bạn. Bạn không nên ép buộc con phải có được điểm số cao nhất hay trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trong một đội bóng; thay vào đó, bạn nên động viên con rèn luyện những thói quen học tập tốt, chơi thể thao lành mạnh, cố gắng hết mình với những gì con có khả năng.
– Nếu lúc nào bạn cũng yêu cầu sự hoàn mỹ thì con sẽ cảm thấy áp lực vô cùng, lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi, ép mình phải cố hết sức. Điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm trí của trẻ.
– Bạn không muốn trở thành người mà con bạn sợ hãi. Bạn muốn trở thành người cổ vũ, khích lệ chứ không phải là người huấn luyện con mình.
10. Để trở thành cha mẹ tốt – bạn cần nỗ lực không ngừng
Một điều quan trọng để trở thành cha mẹ gương mẫu đó chính là bạn cần cho con tình yêu thương, sự quan tâm, ngay cả khi bạn ở xa con hàng ngàn cây số. Nếu bạn không ở cạnh con suốt ngày, bạn cũng nên chắc chắn rằng, con cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của bạn dành cho chúng.
– Con sẽ tìm tới bạn để được tư vấn. Dù cho ở độ tuổi nào đi nữa, con vẫn bị ảnh hưởng bởi những gì bạn nói ra. Khi con trưởng thành, bạn có thể nghĩ về cách để trở thành ông bà tốt trong mắt con cháu.
Theo Wikihow
Discussion about this post