Làm cha mẹ gương mẫu cho con có thể là một trong những trải nghiệm và phần thưởng lý tưởng nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng, làm được điều này cũng không hề dễ dàng. Để trở thành người cha, người mẹ tốt, chúng ta cần giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bạn dành cho chúng, dạy con phân biệt điều đúng, sai.
Vào cuối ngày, điều quan trọng nhất chính là tạo ra môi trường nuôi dưỡng mà ở đó, con có thể cảm nhận được rằng, con hoàn toàn có thể trở thành người tự tin, tự lập và chu đáo. Nếu bạn muốn trở thành cha mẹ tốt, hãy suy nghĩ về những bài học dưới đây. Để trở thành cha mẹ có kỷ luật
6 cách để trở thành cha mẹ gương mẫu:
1. Áp dụng các quy định hợp lý
Cha mẹ cần áp dụng các quy định giúp con có được cuộc sống hạnh phúc, chứ không phải là mô hình hóa các quy định về một con người lý tưởng. Xây dựng các quy định và hướng dẫn giúp con phát triển mà không quá hà khắc. Điều này sẽ giúp trẻ tiến lên phía trước mà không quá sợ hãi khi làm sai. Một cách lý tưởng, con sẽ yêu bạn nhiều hơn là sợ hãi trước những quy định của bạn.
– Áp dụng các quy tắc rõ ràng. Nếu bạn đưa ra hình phạt, bạn cần hiểu rõ lý do và lỗi lầm của trẻ; nếu không thể đưa rõ lý do và lỗi gây ra là gì thì hình phạt đó sẽ không có ảnh hưởng tích cực tới trẻ như bạn mong muốn.
– Đảm bảo rằng, các quy định bạn đưa ra hợp lý và được áp dụng phù hợp. Bạn không được dùng các hình phạt quá hà khắc, nghiêm ngặt với những lỗi nhỏ hay bất cứ hình thức nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thân thể, tinh thần của con.
2. Kiểm soát cơn nóng giận của mình
Bạn cần giữ bình tĩnh khi bạn giải thích các quy định hay thực hành chúng. Bạn muốn con thực hiện một cách nghiêm túc, không sợ bạn hay nghĩ rằng bạn không ổn định. Điều này có thể là một thách thức, đặc biệt khi việc làm của con khiến bạn giận dữ. Nhưng nếu bạn cảm thấy cần lên tiếng, hãy giữ bình tĩnh và để con nhận ra bạn đang bắt đầu buồn bã.
– Đôi khi tất cả cha mẹ mất bình tĩnh và không thể kiểm soát được bản thân mình. Nếu nói ra hay có hành động gì đó bạn cảm thấy hối hận, bạn hãy xin lỗi con, giúp con hiểu rằng, bạn đã mắc lỗi. Nếu bạn coi hành động đó là hành vi ứng xử rất đỗi bình thường thì con sẽ học theo điều đó.

3. Hãy kiên định
Bạn cần cố gắng thực thi các quy định này một cách nhất quán (kiên định). Nếu để con làm những gì chúng muốn vì con đang giận dỗi (mà lẽ ra, chúng không cần làm) thì điều này chứng tỏ, các quy định của bạn rất dễ bị phá hủy.
– Nếu con cảm thấy các quy định của bạn dễ bị phá hủy thì chúng sẽ không có động lực để tiếp tục theo đuổi.
4. Hãy phối hợp chặt chẽ với người bạn đời của bạn
Nếu có người bạn đời, thì hãy phối hợp chặt chẽ với anh/cô ấy trong vấn đề nuôi dạy con cái. Nếu con nghĩ rằng, mẹ chúng luôn nói “được” còn bố chúng luôn nói “không” thì chúng sẽ có thái độ thiên lệch về một trong hai người. Con sẽ luôn luôn dõi theo bạn và cha/mẹ của chúng.
– Điều này không có nghĩa là cả cha và mẹ phải thống nhất 100% với nhau trong việc nuôi dạy con. Nhưng bạn nên phối hợp với chồng/vợ trong việc giải quyết vấn đề liên quan tới con trẻ thay vì cố gắng tranh cãi giành phần hơn.
– Bạn không nên tranh cãi với vợ/chồng trước mặt con cái. Nếu chúng đang ngủ, hãy tranh luận nhẹ nhàng. Trẻ em sẽ cảm thấy bất an và sợ hãi khi chúng nghe thấy cha mẹ cãi nhau. Ngoài ra, trẻ sẽ học tranh cãi với người khác nếu chúng thấy bố mẹ chúng đang làm như vậy. Vì vậy, hãy cho con biết rằng, khi bất đồng về một vấn đề gì đó, chúng ta hoàn toàn có thể thảo luận về sự bất đồng một cách êm ả.

5. Đưa ra những yêu cầu cho con
Bạn nên giúp con cảm thấy rằng, trong nhà cũng như trong cuộc sống gia đình, cần có thứ tự và sự hợp lý đối với mọi thứ. Điều này có thể giúp con cảm thấy an toàn, hạnh phúc khi sống trong gia đình cũng như bên ngoài.
– Xây dựng ranh giới như giờ đi ngủ, lệnh giới nghiêm để con biết rằng, chúng có những giới hạn cho mình. Khi làm như vậy, con sẽ có cảm giác được yêu thương và quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ. Trẻ có thể nổi loạn với những ranh giới đó, nhưng trong sâu thẳm trái tim, con hiểu rằng, cha mẹ đang quan tâm và yêu thương chúng.
– Khuyến khích việc thực hiện trách nhiệm khi giao cho con một vài việc vặt và có phần thưởng nếu hoàn thành tốt (tiền, thời gian vui chơi mở rộng hơn,…). bạn sẽ thu hồi lại những đặc quyền ở trên nếu chúng không thực hiện. Khi con lớn lên, hãy giao cho con nhiều công việc hơn cùng những phần thưởng hay đưa ra những hậu quả nếu không thực hiện.
– Dạy con điều đúng, sai. Nếu bạn là một giáo dân, hãy dẫn con tới tu viện. Nếu bạn là một người theo chủ nghĩa vô thần, hãy dạy con những lập trường đạo đức. Bạn hãy chỉ ra cho con hiểu rằng, không được trở thành người đạo đức giả và giúp con biết rằng, bạn sẽ thực hiện những gì mà bạn dạy con.
6. Phê bình hành vi của con, chứ không phải là con
Bạn cần phê bình các hành vi của con thay vì con bạn. Bạn muốn con hiểu rằng, con có thể thực hiện bất cứ điều gì chúng muốn thông qua hành vi của mình. Hãy để con cảm nhận được rằng, chúng có cơ hội để cải thiện hành vi của mình.
– Khi con làm điều gì đó theo cách xấu, nguy hại, thù hận, hãy nói cho con hiểu rằng, hành vi đó không thể chấp nhận được và đưa ra biện pháp thay thế. Bạn không nên nói những câu kiểu như “Con tồi quá!”. Thay vào đó, hãy nói rằng “Con làm điều này là không đúng đối với em con”. Hãy giải thích lý do vì sao điều đó là sai.
– Nghiêm túc khi chỉ ra những điều con đã làm không đúng. Hãy nghiêm khắc, nhưng không quá hà khắc khi bạn nói với con về những gì bạn mong đợi từ con.
– Không được xúc phạm con một cách công khai. Nếu trẻ hành động không đúng ở nơi công cộng, hãy đưa chúng ra chỗ khác và nhắc nhở con.

Bạn có thể trở thành bậc cha mẹ gương mẫu khi giúp con định hình tính cách tốt.
>> Làm thế nào để trở thành cha mẹ gương mẫu (Phần 3)
Theo Wikihow
Discussion about this post