Những thiên tài tự học đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.
Những thiên tài tự học:
1. Michael Faraday (1791–1867) – Thiên tài tự học là chính
Tên tuổi của Michael Faraday vô cùng nổi danh trên toàn thế giới và được đánh giá là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Nhưng ít ai biết thiên tài tự học này không được học hành hay qua trường lớp đào tạo nào cả mà hầu hết kiến thức ông có được đều là do tự tìm tòi khám phá.
Thiên tài tự học Michael Faraday sinh trưởng trong một gia đinh nghèo tại thành phố London vì thế không có điều kiện để được đi học. Thay vào đó, khi mới tròn 14 tuổi, Faraday đã phải đi làm công việc phụ đóng sách tại một tiệm sách trong hơn 7 năm trời. Trong thời gian tại đây, ông bắt đầu đọc những cuốn sách được giao để đóng và tìm thấy sự say mê thích thú dành cho môn khoa học.
Ông đã xin làm phụ tá cho một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất London thời bấy giờ, Humphrey Davy, nhưng bị từ chối vì không có một bằng cấp chính quy hay bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực và cố gắng, ông đã giành được công việc này sau đó và đã thể hiện khả năng xuất sắc của mình với hàng loạt những phát minh được ra đời như động cơ điện, máy phát điện, lò đốt Bunsen cùng những phát hiện quan trọng khác, tạo nên một cuộc cách mạng trong khoa học và ghi danh ông như là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử.
2. William Herschel (1738-1822) – Người nhạc công với niềm say mê cho thiên văn học
Thiên tài tự học số 2 là William Herschel một nhạc công người Đức sống ở Anh vào thế kỷ 18. Bên cạnh âm nhạc, ông còn dành niềm say mê cho thiên văn học khi tình cờ đọc cuốn sách thiên văn vào năm 1773. Để thỏa mãn niềm đam mê này, ông còn miệt mài tự làm một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình với 16 tiếng mỗi ngày để mài gương và ống kính.
Với chiếc kính tự chế nhưng tuyệt hảo hơn bất kỳ cái nào được sản xuất trước đó, ông đã phát hiện ra rất nhiều tinh vân cũng như những chòm sao, vệ tinh mới cùng nhiều đóng góp khác cho ngành thiên văn.
Tuy nhiên phát hiện lớn nhất là trong một lần tình cờ, ông đã tìm thấy một vật thể lạ mà sau khi gửi quan sát của mình đến cho một chuyên gia người Nga, ông biết rằng mình đã tìm thấy một hành tinh mới. Lúc đầu, ông đặt tên hành tinh mới là “Georgian Star” theo tên của vua George III tuy nhiên sau đó cái tên Thiên Vương tinh đã được chọn. Đây là một trong số 7 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời và khám phá này thực sự đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thiên văn.
3. Srinivasa Ramanujan (1887-1920) – Nhà toán học huyền thoại
Nhà toán học người Ấn Độ Srinivasa Ramanujan được đánh giá là một trong số ít những thiên tài tự học toán học hiếm hoi trong hàng thế kỷ qua với gần 3.900 kết quả nghiên cứu phần lớn thuộc lĩnh vực phương trình và đồng nhất thức. Không được đào tạo bài bản về toán học nhưng những đóng góp và phát hiện của ông cho ngành toán học thực sự là vô cùng quan trọng và có giá trị.
Sinh ra trong một gia đình Ấn Độ nghèo, Srinivasa Ramanujan không có điều kiện để được học hành đầy đủ nên phải tự học là chính. Năm Ramanujan 10 tuổi, cậu bé làm quen với toán học khi bố mẹ tặng cho cậu một cuốn sách toán lượng giác cao cấp. Năm 13, ông đã thành thục quyển sách và bắt đầu mày mò tự phát minh ra các định lý toán học.
Sau này, ông được nhận học bổng vào một trường đại học công nhưng rớt ngay năm đầu vì không thể tập trung những môn học khác do đã dành phần lớn thời gian vào việc nghiên cứu toán học. Ông có gửi vài công trình của mình đến những nhà toán học nổi tiếng ở Ấn Độ và Anh tuy nhiên đều bị bỏ xó, không được công nhận hoặc bị gửi trả về. Chỉ có mỗi giáo sư G.H. Hardy thuộc trường Đại học Cambridge phát hiện ra tài năng của ông và đã gửi lời mời Ramanujan đến Anh.
Tuy nhiên, ông đã từ chối vì không muốn chuyển đến một vùng đất xa lạ, cho dù đó là cơ hội hiếm hoi duy nhất để giúp ông nổi danh và được ghi nhận thực sự.
4. Gregor Mendel (1822-1884) – Cha đẻ của di truyền học hiện đại
Gregor Mendel sinh năm 1822 tại Cộng hòa Séc, do điều kiện gia đình khó khăn nên khi học xong trung học, ông đã đến học tại một tu viện ở Brunn năm 1843. Tại đây, ông vừa học tập và nghiên cứu với thí nghiệm lai trên cây đậu Hà Lan từ đó khám phá ra định luật di truyền đặt nền móng đầu tiên cho ngành di truyền học hiện đại cũng như cơ sở cho tất cả những kiến thức về DNA và di truyền ngày nay.
Tuy nhiên, vào thời gian đó không một ai tin vào những phát hiện của ông và nó đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ cho đến tận thế kỷ 20 mới được công nhận. Đến lúc đó, ông mới được tôn vinh như một nhà khoa học thiên tài, một thiên tài tự học, một danh hiệu mà ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời.
Theo khoahoc.tv
Discussion about this post